Animation là gì? Có bao nhiêu loại animation

Animation cho phép những người kể chuyện kể theo nhiều phong cách độc đáo khác nhau. Các thế giới giả tưởng trong các bộ phim hoạt hình có thể tái hiện một phần nào cảm hứng và điều kỳ diệu của những câu chuyện – cho dù bạn đang ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, nếu bạn đang là một nhà kể chuyện, hoặc muốn trở thành một nhà làm phim, thiết kế đồ họa, chuyên nghiệp, thì animation chính là điểm tuyệt vời để bắt đầu đấy. Vậy, animation là gì? Và các nhà hoạt họa và họa sĩ sử dụng animation ra sao? Tiếp theo sẽ được trình bày giải thích trong bài viết này.

Animation là gì?

Animation là một phương pháp chụp ảnh các bản vẽ, mô hình hóa chúng liên tục để tạo ra các ảo ảnh chuyển động liên tục theo trình tự. Bởi mắt người chỉ có thể cảm nhận sự mượt mà từ những bức ảnh có tốc độ 1/16 trên mỗi giây, nghĩa là nếu có 16 bức ảnh xuất hiện liên tục trong một giây thì mắt người sẽ coi đây là một video chuyển động. Khi càng có nhiều khung hình xuất hiện liên tiếp, bộ não chúng ta sẽ trộn chúng thành một hình ảnh chuyển động duy nhất. Trong các kiểu animation truyền thống, hình ảnh được vẽ và in lên trên các tấm celluloid để được chụp ảnh và hiển thị trên phim. Phim hoạt hình là một ví dụ điển hình về thể loại animation này, nhưng ngày nay, hầu hết các animation đều được tạo ra bởi máy tính với công nghệ CGI.

Để tái tạo sự xuất hiện các chuyển động mượt mà từ những bức hình được vẽ, được in ra, hoặc hình ảnh được tạo ra bởi máy tính, tốc độ khung hình (frame rate) hay số lượng bức ảnh liên tiếp được hiển thị mỗi giây.

Các nhân vật chuyển động thường được quay với tốc độ 2 khung hình cho mỗi chuyển động, nghĩa là mỗi chuyển động được hiển thị cho hai khung hình, tổng cộng là sẽ có 12 hình vẽ mỗi giây. 12 khung hình mỗi giây cho phép chuyển động có thể cảm nhận được nhưng có vẻ trông khá rối mắt và chậm rãi – do ít hơn 16 khung hình mỗi giây. Trong phim, tốc độ khung hình sẽ là 24 khung hình mỗi giây, thường được sử dụng để tạo cảm giác mượt mà.

Có một số loại animation khác nhau mà bạn có thể sẽ cần phải quan tâm để triển khai theo các kỹ thuật khác nhau để đạt được kết quả theo mong muốn tốt nhất.

Các loại animation

  • Animation truyền thống
  • Animation 2D
  • Animation 3D
  • Motion Graphics
  • Stop Motion

#1. Animation truyền thống

Đây là một trong những mô hình animation cũ kỹ nhất trong phim. Đôi khi nó được gọi là cel animation. Như mình đã đề cập bên trên, trong các đối tượng animation truyền thống được vẽ trên các tấm vật liệu trong suốt celluloid. Để tạo ra một chuỗi hình ảnh liên tục, animation cần phải được vẽ cho mỗi khung hình. Cơ chế hoạt động tương tự như kiểu bạn vẽ các bức hoạt họa trên một cuốn sách rồi sau đó lật nhanh qua từng trang giống như video bên dưới đây.

animation truyền thống

Animation truyền thống thường cũng được gọi là animation 2D. Có thể trước đây bạn cũng đã từng xem phim hoạt hình Aladdin hay vua sư từ rồi, thì đây đều là những phim hoạt hình sử dụng animation truyền thống điển hình nhất.

Trong những năm đầu tiên của các sản phẩm animation truyền thống, các nhà làm phim hoạt hình sẽ phải vẽ hoạt họa trên một tấm bảng có sánh sáng chiếu bên dưới nó, để họ có thể nhìn thấy được animation trước đó của mình. Mặc dù animation truyền thống ngày nay không còn phổ biến nữa, nhưng các bản vẽ trên giấy thường được thực hiện trên các sản phẩm máy tính bảng.

#2. Animation 2D (vector)

Animation 2D có thể thuộc thể loại animation truyền thống như ở trên mình đã nói, giống như loạt phim hoạt hình nổi tiếng được thực hiện bởi animation truyền thống như phim Lion King hay Aladding. Nhưng có một thứ gọi là animation được xây dựng dựa trên vector có thể là 2D và nó không còn được coi là animation truyền thống.

Với hình ảnh đồ họa vector, chuyển động ở đây sẽ có thể được kiểm soát bằng các vector chứ không còn là pixel nữa.

Vậy, vector là cái gì vậy?

Các định dạng hình ảnh mà hầu hết mọi người đều cảm thấy quyen thuộc hiện nay như định dạng: JPG, JPGE, PNG, GIF, BMP – tất cả chúng đều được gọi là ảnh pixel. Những bức ảnh này không thể nào phóng to lên được, bởi hình ảnh sẽ bị hỏng chất lượng. Trong khi đó, đối với đồ họa vector, bạn sẽ không còn phải lo lắng về độ phân giải hình ảnh khi phóng to lên bao nhiêu lần đi nữa. Vector đặc trưng bởi các đường thẳng, đường cong nối giữa điểm với điểm trên một mặt phẳng. Hình dạng có thể được tạo ra thành một nhân vật hoặc bất kỳ hình ảnh nào khác. Dưới đây là một ví dụ về đồ họa vector.

đồ họa vector – animation 2D

Animation dựa trên vector sử dụng các giá trị toán học để thay đổi kích thước hình, vậy nên các chuyển động trông rất mượt mà. Chúng có thể được sử dụng để tái tạo ra các chuyển động khác mà không cần phải thay đổi các chi tiết hình ảnh tĩnh. Bạn có thể di chuyển những vector này xung quanh theo tọa độ khác mà bạn muốn mà không cần phải vẽ lại toàn bộ bức tranh giống như animation truyền thống.

#3. Animation 3D

Ngày nay, animotion 3D hay animation máy tính là loại hình được sử dụng phổ biến và nhiều nhất. Thay vì là sử dụng các bản vẽ tay thực tế, thì máy tính sẽ được sử dụng để thay thế công đoạn này, nhưng không hề dễ dàng gì cả. Máy tính chỉ là một công cụ khác mà thôi, và animation 3D vẫn là một quá trình lâu dài. Trong animation 3D, những người làm phim sử dụng một chương trình để di chuyển các phần cơ thể của nhân vật thay đổi vị trí hay góc cạnh như thế nào đấy. Họ thiết lập các khung hình khi tất cả các phần của nhân vật được đặt đúng vị trí. Họ thực hiện điều này đối với mỗi khung hình, và máy tính sẽ tính toán chuyển động từ mỗi khung hình.

Các nhà làm phim chỉnh sửa và điều chỉnh những đường cong và chuyển động mà nhân vật của họ thực hiện xuyên suốt toàn bộ quá trình.

Animation 3D cũng khá độc đáo ở chỗ, không giống như animation 2D hay animation truyền thống, toàn bộ cơ thể của nhân vật luôn luôn được nhìn thấy. Nếu một nhân vật quay sang một bên, trong animation 2D – nhà làm phim sẽ chỉ cần vẽ lại mặt bên hông của nhân vật, còn đối với animation 3D, toàn bộ cơ thể nhân vật vẫn vậy, nhà làm phim không cần phải vẽ thêm gì nữa. Mặc dù máy tính đang được sử dụng với các công nghệ mới, nhưng khi muốn triển khai làm animation 3D bạn vẫn sẽ cần phải cân nhắc thêm nhiều vấn đề khác nữa.

Cho dù là bạn có đang sử dụng bản vẽ animation 2D hay animation 3D, thường thì các nhà làm phim đều phải nhìn vào bảng phân cảnh để lên kế hoạch phát triển cho từng khung hình. Không giống như live-action, phim animation có thể rất khác nhau tùy thuộc vào các thủ thuật tạo phân cảnh trong một cảnh quay. Dưới đây là một ví dụ về animation 3D:

Animation 3D

#4. Motion Graphics

Motion Graphics chính là những mảnh ghép đồ họa kỹ thuật số được tạo ra để tạo ra ảo ảnh các chuyển động, thường được sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiêu đề trong một bộ phim – nhưng mục đích cơ bản của nó chính là để truyền tải thông điệp nào đó với người xem. Chúng thường được kết hợp với âm thanh hay các dữ liệu đa phương tiện nào đó để tăng thêm sự bắt mắt và hấp dẫn. Đây chính là loại animation thường được sử dụng nhiều nhất trong kinh doanh, thường là các nội dung để quảng cáo. dưới đây là video ví dụ về Motion Graphics mà bạn có thể cần biết.

#5. Stop Motion

Stop Motion bao gồm quá trình tạo đất sét, chuyển động đối tượng,…. Nhưng về cơ bản, các cơ chế hoạt động của stop mosion là tương tự như animation truyền thống giống như kiểu bạn lật các trang sách như animation truyền thống vậy. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các bản vẽ, stop motions điều chỉnh các đối tượng vật lý có thật trong từng khung hình một. Nếu chúng ta di chuyển đối tượng nàytừng bước một, chụp lại từng khung hình chuyển động, khi đó ảo ảnh chuyển động mượt mà sẽ được hình thành. Cho dù đó có là một con rối, một cục đất set hay thậm chí là một con người thật, những điều chỉnh và chụp ảnh trong một thời gian dài này có thể trở thành một quá trình phức tạp và khó khăn. Dưới đây là một video ví dụ về stop motion:

Stop  Motion chắc chắn là một mô hình animatoin cũ, đặc biệt khi só sánh với animation 3D. Nhưng khi tạo ra những video hoạt hình sử dụng stop motion, chúng ta vẫn có được những thước phim hoạt hình cực kỳ chất lượng như ở trên phải không?

Các câu hỏi thường gặp

Có bao nhiêu loại animation?

Animation được chia thành tổng cộng 5 loại khác nhau là:
1. Animation truyền thống
2. Animation 2D
3. Animation 3D
4. Motion Graphics
5. Stop Motion

Animation được sử dụng cho mục đích gì?

Mục đich sử dụng lớn nhất của animation là dùng cho mục đích giải trí. Animation được sử dụng trên TV, trên điện thoại, trên internet. Trên tivi, animation chủ yếu được sử dụng để làm phim hoạt hình cho trẻ em, điều đó giúp mang lại tiếng cười và sự trải trí cho chúng trong thời gian dài.

Ai là là người sáng tạo ra animation?

Blackton – người Mỹ: là cha đẻ của animation.

Animation có quan trọng lắm không?

Animation cực kỳ quan trọng, vì nó cho phép chúng ta có thể kể các câu chuyện và truyền đạt cảm xúc và ý tưởng theo nhiều cách độc đáo khác nhau. Bên cạnh đó, dễ dàng nhận biết đối với cả trẻ em lẫn người lớn – và cả hai đối tượng đều có thể hiểu được. Animation giúp kết nối mọi người trên khắp thế giới lại với nhau theo những cách mà các bộ phim hành động thực tế không thể nào làm được.

Tham khảo: studiobinder.com

The post Animation là gì? Có bao nhiêu loại animation appeared first on Trangtriquangcao.



source https://trangtriquangcao.com/blog/animation-la-gi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Key Visual là gì? Lợi ích ra sao

Làm bảng hiệu công ty sao cho đẳng cấp

Download font poppins việt hóa mới nhất